Hồ sơ Thành lập công ty cần những gì? Đây là câu hỏi luôn đặt ra của mọi khách hàng khi có nhu cầu thành lập công ty. Để giải đáp thắc mắc này, quý khách hàng đọc ngay bài viết này sẽ có câu trả lời.

Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam

  1. Xác định loại hình doanh nghiệp.
  2. Chọn Tên công ty.
  3. Xác định Địa chỉ thành lập công ty.
  4. Liệt kê Ngành nghề kinh doanh.
  5. Xác đinh Vốn điều lệ.
  6. Xác định Người đại diện pháp luật.
  7. Photo công chứng CMND hoặc căn cước hoặc hộ chiếu.

Cụ thể như sau:

Điều kiện về chủ thể để thành lập công ty tại Việt Nam.

  • Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…)

Hồ sơ thành lập công ty cần có những gì?

Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp 

Để thành lập công ty cần những gì? Trước hết sẽ là bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp được kê khai đầy đủ và chính xác thông tin theo quy định, bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ công ty;
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện pháp luật, các cổ đông/thành viên góp vốn công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty Cổ phần);
  • Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là tổ chức);
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho đơn vị dịch vụ);

Thủ tục, quy trình thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty cần có những gì?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Người thành lập cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ được kê khai đầy đủ và chính xác thông tin như được đề cập ở phần trên. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được lựa chọn mà hồ sơ thành lập sẽ có ít nhiều khác biệt.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ thành lập công ty theo 2 hình thức:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính (mất phí).
  • Cách 2: Nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh (miễn phí).

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xét duyệt tính hợp lệ của hồ sơ và trả về kết quả.

Bước 3: Nhận kết quả và đăng bố cáo

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản. Trong đó sẽ bao gồm các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ cụ thể.

Doanh nghiệp sẽ cần đăng bố cáo lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh ngay sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc dấu pháp nhân

Tiến hành khắc dấu pháp nhân doanh nghiệp tại cơ quan khắc dấu. Doanh nghiệp có thể quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Sau khi hoàn thành khắc dấu cần thông báo mẫu dấu tại Sở Kế hoạch & Đầu tư.

Bước 5: Các thủ tục khác

  • Đăng ký mua chữ ký số (Token);
  • Mở tài khoản ngân hàng;
  • Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế trực tiếp;
  • Thông báo phát hành hóa đơn (nếu cần).